Khổ giấy: kí hiệu bằng một chữ cái đi kèm một con số (ví dụ: A0, A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4...), có 3 khổ phổ biến là A (sử dụng rất phổ biến), B (thường dùng cho sách, bao bì,...), C (chỉ dùng để in bao bì), ngoài ra còn có khổ D, E chủ yếu để in áp-phích, quảng cáo. Ở khu vực Nam Mỹ thì có thêm các khổ Letter, Legal, Tabloid.
Bảng tra cứu kích thước các khổ giấy:
(Bài viết này thuộc về OrigaKid - Hội Mô Hình Giấy Việt Nam)
Giấy được bán thành từng bao gọi là ram, mỗi ram giấy thường có 500 tờ (sheet) có khi 100, 200 tờ, trên vỏ bao có ghi khổ giấy và khối lượng riêng của giấy. Đó là tất cả những gì ta cần quan tâm khi mua giấy.
Khổ giấy: kí hiệu bằng một chữ cái đi kèm một con số (ví dụ: A0, A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4...), có 3 khổ phổ biến là A (sử dụng rất phổ biến), B (thường dùng cho sách, bao bì,...), C (chỉ dùng để in bao bì), ngoài ra còn có khổ D, E chủ yếu để in áp-phích, quảng cáo. Ở khu vực Nam Mỹ thì có thêm các khổ Letter, Legal, Tabloid.
Bảng tra cứu kích thước các khổ giấy:
Tương quan giữa các khổ giấy
(hình to, vui lòng click vào link)
Khổ giấy loại A
Khổ Giấy loại B
Đặc điểm về kích thước các khổ giấy:
_Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng giấy theo tiêu chuẩn là căn hai, sở dĩ "lẻ" như thế là để dễ chia giấy: chia đôi tờ giấy A3 ta sẽ được 2 tờ A4 (xem hình 1 sẽ rõ).
_Giấy có số càng nhỏ thì kích thước càng to, như vậy: A0>A1>A2>A3..., B0>B1>B2>B3...
_Giấy khổ lớn hơn thì có kích thước gấp căn 2 và diện tích gấp đôigiấy khổ nhỏ hơn liền kế nó.
Ví dụ:
Chiều dài A0=(căn 2)*(chiều dài A1); chiều dài A1=(căn hai)*(chiều dài A2)...
Diện tích A0=2*(diện tích A1); diện tích A1=2*(diện tích A2)...
Nếu các bạn cảm thấy khó hình dung quá thì chỉ cần nhớ đơn giản như vầy: Cắt đôi tờ giấy A0 theo chiều dài, ta sẽ được 2 tờ A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cứ thế... Nếu bạn có một kit cần in trên khổ giấy A5 thì sao?_ Chỉ cần cắt đôi tờ giấy A4, vậy là ta đã có 2 tờ giấy A5 >-
Khối lượng riêng/độ dày giấy:
_Đối với giấy, khối lượng riêng được tính bằng một đơn vị đặc biệt gọi là gsm (Gram per Square Meter - gam/mét vuông). Ví dụ: một mét vuông giấy 80gsm sẽ nặng 80g.
_Nếu cùng một mét vuông giấy mà khối lượng tăng lên thì có nghĩa là do độ dày của nó tăng lên, vô hình chung chúng ta coi "gsm" là biểu thị cho độ dày giấy. Như vậy, với cùng một khổ A4 thì một tờ giấy 180gsm sẽ nặng và dày hơn một tờ giấy 80gsm.
_Nói lâu ngày thành thói quen, khi thấy ai đó bảo giấy 80, 160, 180... thì ta ngầm hiểu đó là 80gsm, 160gsm, 180gsm...
_Một tờ giấy A4 80gsm theo tiêu chuẩn sẽ nặng 5g.
Các loại giấy trên thị trường hiện nay
Đây là kinh nghiệm của mình khi dùng một số loại giấy:
_Một số cửa hàng người ta mua giấy lô về bán lẻ, nhiều khi hỏi giấy 180 chẳng ai hiểu là gì, lúc này bạn phải xông vào mà lựa thôi.
_Giấy 80gsm: loại giấy in thông thường, không mỏng không dày, dùng in ấn thì tốt, riêng
_Giấy 160gsm: ra ngoài hỏi bìa
_Giấy 180gsm: dày cỡ 0.25mm, không yếu cũng không cứng, rất tốt để làm mô hình hay thiệp gấp (pop-up) vì khi gấp lại không cộm nhiều.
_Ngoài ra có loại giấy để làm thiệp còn dày hơn, mình không biết bao nhiêu gsm vì chưa thấy vỏ nó bao giờ, ước cỡ 200 trở lên. Loại này làm thiệp là số một đúng như cái tên của nó, từ pop-up cho đến thiệp thường, giá cả thì hơi chua: từ 3-5K/ tờ A4
_Bìa kiến trúc: dày 1mm, tráng màu, ruột trắng, thích hợp cho những mô hình cần độ cứng. Nếu cần giấy dày hơn thì phải bồi lại từ nhiều tờ 1mm này.
_Bìa tái chế: đủ cỡ, dày từ 1mm đến 5mm, rất cứng, khó cắt bằng dao vì nó phá lưỡi rất nhanh. Khuyến cáo không nên dùng trừ phi bạn có sẵn vài chục lưỡi dao và đôi tay của lực sĩ.
_Giấy foam: có ở các cửa hàng bán mica và các vật liệu dùng cho quảng cáo hoặc gần các trường đại học kiến trúc (giá mắc hơn), loại này chỉ độc một màu trắng, có loại 2mm và 5mm, dạng xốp nên cắt rất nhẹ nhàng nhưng cũng chịu lực tốt, không gãy khi bẻ ngang. Khuyết điểm lớn nhất là bề mặt rất nhạy cảm với lực, chỉ cần dùng móng tay hay vật cứng ép nhẹ lên là để lại vết ngay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét